Pin CMOS là gì? Pin CMOS có ảnh hưởng gì tới máy tính?

Pin CMOS này thực chất là gì? Vai trò của nó trong máy tính ra sao? Và làm thế nào để thay thế pin một cách đơn giản? Hãy cùng Tân Doanh khám phá thông qua bài viết này nhé.

Bạn đã bao giờ thắc mắc, tại sao mỗi lần tắt máy tính đi hay thậm chí rút nguồn điện, máy tính vẫn có thể xác định thời gian hiện tại một cách chính xác? Đó chính là pin CMOS.

1. Pin CMOS là gì?

Pin CMOS thường có hình tròn dẹt, giống như một cái cúc áo và được lắp đặt bên trên Bo mạch chủ (Mainboard), gọi đơn giản hơn thì nó là “pin của bo mạch chủ” hay “pin bios”. Đây là một nguồn năng lượng nhỏ giữ cho CMOS RAM hoạt động. Theo đó, CMOS RAM là nơi máy tính lưu trữ cấu hình cơ bản như cấu hình BIOS, thời gian hệ thống… Khi máy tính tắt hoàn toàn, pin CMOS giữ cho các thiết lập này không bị mất.

Trong những năm đầu của ngành công nghiệp máy tính, nó được thiết kế với cấu hình cứng và ít khả năng tùy chỉnh nên việc lưu trữ các cấu hình cài đặt không phải là một vấn đề lớn. Tuy nhiên với sự tiến bộ của công nghệ và nhu cầu việc tùy chỉnh máy tính ngày càng tăng, CMOS RAM đã được cho ra mắt. Pin CMOS được đưa vào sử dụng để cung cấp năng lượng cho CMOS RAM hoạt động, ngay cả khi máy tính tắt hay rút nguồn điện.

Ban đầu pin CMOS thường là pin Ni-Cd (Niken-Cadmium) có thể sạc lại. Tuy nhiên theo thời gian chúng sẽ bị chai, phình to hay rò rĩ. Do đó công nghệ pin lithium trở nên phổ biến vì tuổi thọ lâu dài và độ tin cậy cao. Tuổi thọ được tính bằng năm trước khi cần thay thế.

Hai vai trò quan trọng được nhắc đến đầu tiên của pin CMOS là :

  • Giữ cho đồng hồ thời gian thực (RTC) hoạt động chính xác, việc này rất quan trọng cho các hoạt động như lên lịch công việc, ghi nhớ thời gian tạo, chỉnh sửa hoặc lưu tiệp/tài liệu… Bên cạnh đó một số phần mềm yêu cầu ngày giờ chính xác sẽ không thể hoạt động bình thường.
  • Lưu giữ các cài đặt quan trọng khác như cấu hình phần cứng, thứ tự khởi động, và các thiết lập bảo mật trong BIOS. Sự mất mát hoặc sai lệch trong những cài đặt này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính, từ việc có thể không khởi động đúng cách hay việc mất khả năng truy cập dữ liệu

2. Dấu hiệu hết pin CMOS?

Có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết máy tính mình đã hết pin CMOS, dưới đây là các dấu hiệu cơ bản nhất mà người dùng có thể gặp:

  • Thông báo lỗi liên quan đến CMOS hay BIOS khi mở máy:

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy pin đang gặp vấn đề là khi bạn mở máy tính và nhận được thông báo lỗi liên quan đến CMOS hoặc BIOS. Các thông báo này có thể bao gồm “CMOS Read Error”, “CMOS Checksum Error”… Những lỗi này thường xuất hiện vì pin CMOS đã yếu hoặc hết và không cung cấp đủ năng lượng để duy trì.

  • Đồng hồ máy tính chạy sai:

Nếu bạn thường xuyên phát hiện đồng hồ máy tính chạy sai, khả năng cao là pin CMOS đang yếu hoặc hết. Khi pin không cung cấp đủ năng lượng, đồng hồ thời gian thực (RTC) sẽ không hoạt động chính xác, dẫn đến thời gian trên máy tính của bạn không chính xác.

  • Không thể truy cập internet:

Ngoài ra, các trình duyệt như Chrome, Cốc cốc,…yêu cầu cập nhật chính xác ngày giờ mới có thể truy cập. Việc ngày giờ bị mất sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc truy cập Internet.

3. Cách thay pin CMOS

Nếu máy tính của bạn đang gặp phải các trường hợp trên, thay Pin CMOS là việc làm cần thiết. Thay Pin CMOS không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách làm theo những bước dưới đây:

Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã mua đúng loại pin cho máy tính của mình. Thông thường pin CMOS sẽ có dạng nút và mã là CR2032.

Bước 1: Tắt máy tính, rút dây nguồn để ngắt kết nối máy với nguồn điện.

Bước 2: Tìm vị trí pin CMOS trên mainboard. Gạt lẫy giữ pin để lấy pin ra.

Bước 3: Thay thế pin CMOS mới.

Bước 4: Thay thế pin CMOS khiến các thiết lập cũ bị mất, bạn sẽ cần thiết lập lại các giá trị của BIOS rồi tiếp tục sử dụng.

Trên đây là các thông tin cơ bản về Pin CMOS máy tính. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu thêm các kiến thức về pin CMOS.

Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Phản hồi theo binh luận
Xem tất cả các bình luận

Tin cùng chuyên mục

Review màn hình LG UltraGear 27GR75Q – Màn hình gaming 165Hz cực xịn giá cả phải chăng

Ra mắt vào khoảng tháng 5 - 2023, LG UltraGear 27GR75Q là mẫu màn hình chất lượng cao dành...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x