NAS là gì? Tính năng, lợi ích, lưu ý khi chọn NAS

Để hiểu cụ thể hơn về ổ cứng NAS là gì cũng như các tính năng, lợi ích và một số các lưu ý khi mua thiết bị này. Hãy theo dõi bài viết sau đây nhé !!!

  1. NAS là gì?

NAS (Network Attached Storage) là một thiết bị lưu trữ dữ liệu kết nối thông qua mạng để cung cấp không gian lưu trữ cho các thiết bị khác trong cùng mạng. NAS được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình và doanh nghiệp từ nhỏ đến vừa, cung cấp một giải pháp hiệu quả cho việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu mà không cần đến máy chủ.

NAS có cấu tạo như một máy tính với CPU, RAM, hệ điều hành. Có khả năng kết nối mạng có dây hoặc không dây.

NAS LÀ GÌ

  1. Tính năng:

NAS có thể cung cấp cho người dùng những tính năng như:

  • Tập trung dữ liệu: Người dùng có thể truy cập được dữ liệu của mình từ các thiết bị như máy tính, điện thoại, laptop ở bất cứ đâu, miễn là có mạng Internet
  • Sao lưu dữ liệu: Thiết bị có các tính năng sao lưu dữ liệu tự động nhằm bảo đảm an toàn của dữ liệu
  • Chia sẻ dữ liệu: NAS cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu dễ dàng, đồng thời cung cấp khả năng quản lý quyền truy cấp cho từng người dùng.
  • Streaming Media: Một số thiết bị còn được trang bị các tính năng Streaming Media, người dùng có thể truy cập và phát các nội dung như video, âm nhạc, hình ảnh trên các nền tảng thiết bị di động.
  • Bảo mật dữ liệu, tránh bị tấn công bởi Ransomware, virus, mã độc.
  • Nâng cao năng suất làm việc của doanh nghiệp, đội nhóm khi có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu cho nhau cùng làm việc nhanh chóng.

NAS LÀ GÌ - H2

  1. Phân loại đối tượng sử dụng:

Với doanh nghiệp, NAS sẽ có những lợi ích đáng chú ý như:

  • Hỗ trợ cực kỳ tốt cho đội nhóm xử lý công việc từ xa, làm việc ở các múi giờ khác nhau, hỗ trợ đa nền tảng từ Windows, MacOS, Linux, Android…
  • Thiết bị NAS cho doanh nghiệp được thiết kế với nhiều tính năng cao cấp để quản lý, bảo mật, bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng.
  • NAS cung cấp cho các doanh nghiệp các tính năng như RAID, Firewall, webserver, DNS…

Với khách hàng là đối tượng cá nhân, gia đình:

  • Home Server: NAS có thể đóng vai trò như một máy chủ trong gia đình, cung cấp các tiện ích giải trí như phát Video, hình ảnh, âm nhạc.
  • Mở rộng bộ nhớ bộ nhớ dễ dàng và tiện dụng: Cung cấp bộ nhớ cho các máy tính không cho phép nâng cấp ổ cứng để lưu trữ dữ liệu như Macbook…
  1. Nhưng lưu ý khi lựa chọn thiết bị NAS:

  1. Ổ cứng:

NAS thường sử dụng công nghệ RAID để nâng cao hiệu suất truy cập dữ liệu, nâng cao độ tin cậy của hệ thống. Vì vậy bạn cần xác định được như cầu của bản thân để chọn được thiết bị phù hợp:

  • Nếu bạn cần ít hơn 10TB dung lượng lưu trữ, hãy sử dụng thiết bị có 1-2 ổ cứng
  • Nếu bạn cần từ 15-20TB dung lượng lưu trữ, có thể cân nhắc thiết bị với 4-6 ổ cứng
  • Nếu bạn cần ít nhất 40TB dung lượng lưu trữ, hãy chọn thiết bị có 8 ổ cứng và cho phép ghép nối mở rộng số lượng ổ cứng
  • Không phải ổ cứng nào cũng hỗ trợ NAS Storage, nên trước khi mua, cần phải kiểm tra trước.

NAS LÀ GÌ - H3

b. CPU:

Hệ thống NAS không có yêu cầu về sức mạnh CPU cao, thiết bị cần hoạt động liên tục trong thời gian dài nên CPU sử dụng thông thường là Intel Atom, Celeron, Pentium hoặc các dòng CPU nhúng của AMD. Bạn có thể lựa chọn các dòng CPU trên cho hệ thống của mình.

c. RAM:

Bao nhiêu RAM là đủ? Dung lượng ram sẽ phụ thuộc phần lớn vào các ứng dụng, số lượng người truy cập vào NAS trong cùng 1 thời điểm

  • Nếu bạn sử dụng NAS cho cá nhân, hộ gia đình như sao lưu dữ liệu, theo dõi camera thì hệ thống chỉ cần dùng từ 1-4GB RAM là đủ
  • Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng NAS như Media server nhắm phát các file đa phương trên nhiều nền tản thiết bị như điện thoại, PC, laptop, TV, thì bộ nhớ RAM nên dùng ít nhất là 4GB
  • Đối với khách hàng doanh nghiệp, khối lượng xử lý công việc lớn như: giám sát camera, tạo và quản lý máy chủ lưu trữ email hoặc website… thì 8GB RAM là mức dung lượng tối thiểu mà khách hàng doanh nghiệp cần sử dụng. Mức dung lượng này có thể tăng lên khi số tác vụ tăng lên
d. Kết nối:
Các thiết bị NAS đều có hỗ trợ Gigabit Ethernet, tốc độ từ 1Gbps trở lên, tùy vào tốc độ và số lượng người truy cập mà thiết bị NAS có thể có từ 1-4 cổng Ethernet.
NAS LÀ GÌ - H4
e. Yếu tố bảo mật:
Yếu tố bảo mật là cực kỳ quan trọng với các khách hàng là doanh nghiệp. Hãy lựa chọn thiết bị NAS có hỗ trợ công nghệ và tính năng bảo mật như chặn Virus, mã độc, ransomware, tính năng tường lửa…
Power Virus
  1. Tổng kết:

Thông qua bài viết trên, Tân Doanh hi vọng có thể giúp cho quý khách hàng có đủ thông tin cần thiết để có thể lựa chọn được hệ thống NAS theo đúng nhu cầu của bản thân.

Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được nhiều vote!
Phản hồi theo binh luận
Xem tất cả các bình luận

Tin cùng chuyên mục

Nvidia tung ra mô hình AI Fugatto cho ngành sáng tạo âm thanh

Mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) Fugatto của Nvidia có thể thay đổi cảm xúc giọng hát, thêm...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x