Nằm giữa GTX 1660 Ti và GTX 1660, GTX 1660 Super được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trắng trong phân khúc tầm trung, và cũng là cách NVIDIA đối phó đối thủ của mình là AMD với dòng sản phẩm Radeon RX 5500 dựa trên kiến trúc RDNA.
Sản phẩm trong bài review đang được bán tại Tân Doanh với 2 mức giá cực ưu đãi:
- Giá 6.450.000đ tặng kèm nguồn Antec VP500Plus 500W 80Plus Single Rail trị giá 950.000đ
- Nếu không lấy nguồn giảm trừ trực tiếp 700.000đ tiền mặt còn 5.750.000đ.
Trước tiên ta lược sơ qua thông số kỹ thuật cơ bản của GTX 1660 Super:
Chắc là bạn đã từng nghĩ rằng Nvidia đang ra mắt quá nhiều sản phẩm card đồ họa đúng không? Cộng thêm cả GTX 1660 Super này, Nvidia đã tung ra tổng cộng 13 chiếc card đồ họa Geforce với kiến trúc Turing mới. Chỉ tính riêng dòng GTX 16 cũng đã có tới 5 model là GTX 1650, GTX 1650 Super, GTX 1660, GTX 1660Ti và giờ là GTX 1660 Super. Để so sánh, dòng GTX 10 chỉ có tối đa 8 model, đó là tính cả chiếc GTX 1070 Ti “sinh sau đẻ muộn”.
Về cơ bản, Nvidia đã lấy GTX 1660 làm gốc, thay bộ nhớ 8Gbps GDDR5 thành 14Gbps GDDR6, tăng nhẹ TDP lên thêm 5W và sau đó chúng ta có GTX 1660 Super. Khi mới ra mắt, GTX 1660 được trang bị bộ nhớ 8Gbps GDDR5 như 1 cách để cắt giảm chi phí, cũng như phân biệt với GTX 1660Ti. Với băng thông bộ nhớ 336GB/s, ngang ngửa với RTX 2060, chúng ta có thể kỳ vọng sức mạng gần bằng với GTX 1660Ti kèm mức giá mềm hơn.
1. Giới thiệu sơ lược Gigabyte GTX 1660 Super OC 6GB
Với GTX 1660 Super, Nvidia tiếp tục lựa chọn cách ra mắt sản phẩm là “virtual launch” – ra mắt mà không có sản phẩm thực tế (Nvidia có 1 dòng card riêng tên là Founders Edition để tham chiếu với phiên bản tùy biến từ OEM).
Hộp của Gigabyte GTX 1660 Super OC 6GB trong khá nổi bật với đầy đủ màu sắc mà trọng tâm là hình ảnh mắt của chim cú – cũng có thể là chim ưng, đi kèm là tem nhãn 3 năm bảo hành chính hãng và các tính năng NVIDIA được liệt kê bên dưới. Lần này Gigabyte không để hình ảnh render sản phẩm vào mặt trước của hộp.
Mặt sau hiển thị giải pháp làm mát Windforce 2X cũng như các thông tin khác như cổng kết nối, cấu hình hệ thống tối thiểu….
Về tổng qua, Gigabyte GTX 1660 Super OC có thiết kế khá cơ bản với hai quạt tản nhiệt 90mm, chiếm 2 khe PCIe. Các cạnh quạt có thiết kế hình tam giác, luồng khí được dẫn hướng ra ngoài thông qua các đường cong sọc 3D trên bề mặt quạt giúp tăng cường hiệu quả dẫn khí.
Hãng đã đưa hệ thống làm mát Windforce 2X của mình lên chiếc card đồ họa này, đây là giải pháp có thể giải quyết luồng không khí hỗn loạn của các quạt liền kề. Do các quạt kế cận nhau quay cùng chiều, hướng luồng khí của 2 quạt sẽ đối đầu nhau, gây ra luồng khí hỗn loạn và làm giảm hiệu quả tản nhiệt. Gigabyte đã cho các quạt liền kề quay theo 2 hướng ngược nhau, sao cho luồng khí giữa 2 quạt gộp lại, giảm nhiễu loạn và tăng cường áp suất không khí.
Tính năng 3D Active Fan cung cấp khả năng làm mát bán thụ động và quạt sẽ ngừng quay khi GPU ở mức tải thấp hoặc công suất thấp. Nó giúp cho game thủ tận hưởng trò chơi trong sự yên tĩnh khi hệ thống hoạt động nhẹ.
Nhìn từ trên xuống, ta có thể thấy hệ thống tản nhiệt của VGA bao gồm 1 ống dẫn nhiệt bằng đồng khá lớn chạm trực tiếp vào GPU, nó cũng bao phủ VRAM thông qua 1 tiếp xúc với tấm kim loại khá lớn để đảm bảo làm mát bộ nhớ.
Backplate đã không còn là tính năng “độc quyền” của những dòng sản phẩm flagship, khi nhiều nhà sản xuất đã trang bị chúng cho dòng card GTX 16. Backplate của GTX 1660 Super OC được làm bằng nhựa, tuy nhiên có lẽ nó mang mục đích trang trí và bảo vệ card hơn là tản nhiệt, vì trên backplate này không có các ven thoát khí như các mẫu card đồ hoạ khác.
Trong kỷ nguyên RGB, đáng tiếc là GTX 1660 Super OC không có đèn LED trang trí để hạ giá thành sản phẩm. VGA này yêu cầu 1 đầu cấp nguồn 8-pin. Gigabyte đề xuất sử dụng PSU 450W.
Về cổng kết nối, Gigabyte GTX 1660 Super OC được trang bị bốn cổng tiêu chuẩn gồm một HDMI 2.0b, ba cổng DisplayPort 1.4.
Đi kèm là tiện ích Aorus Engine, với giao diện trực quan cho phép bạn điều chỉnh tốc độ xung nhịp, điện áp, hiệu suất của quạt…
2. Kiểm tra Hiệu Năng
Cấu hình PC trong bài kiểm tra hiệu năng:
- CPU : Intel Core I5-9400F 6C/6T 2.9GHz Up To 4.1 GHz
- Mainboard: Gigabyte B365M Aorus Elite – LGA 1151v2
- RAM: 16GB (2x8GB) – G.Skill Aegis 8GB DDR4 2666Mhz
- SSD: Colorful CN500 240GB – M.2 Sata 3 SSD
- Power: Antec VP500Plus 500W – 80 Plus Single Rail
- OS: Microsoft Windows 10 Pro Version 1909
- Monitor: Infinity Yuly – 32” Curved FHD@144Hz Gaming LCD
- VGA driver version 445.75
Stress test Furmark khoảng 15 phút nhiệt đồ tầm 76 độ C ( nhiệt độ phòng tầm khoảng 28~30 độ):
Về phần test hiệu năng chơi game thực tế, mình sẽ test 3 loại game đang được ưa chuộng hiện này là: PUBG (PlayerUnknown’s Battlegrounds), CS:GO, Call of Duty: Warzone.
- PUBG-High Setting : 90~120 FPS
- CS:GO: 185~225 FPS
- COD:WarZone: 115~140 FPS
Kết quả theo biểu đồ bên dưới:ư\
Một số hình khi benchmark game:
PUBG
CS:GO
Call of Duty: WARZONE
3. Kết Luận
Qua phần test hiệu năng ta có thể thấy đây là chiếc card đồ họa phù hợp để chơi các game ở độ phân giải 1080p, đáp ứng nhu cầu của đại đa số game thủ hiện nay. Gigabyte đã làm rất tốt với Geforce GTX 1660 Super OC 6GB, vga hoạt động rất tốt, mát mẽ, êm ái, và đặc biệt với mức giá khuyến mãi chỉ khoảng 5.700.00đ thì đây là con số khá hấp dẫn với những game thủ chỉ quan tâm đến “p/p”, hay hiệu năng trên giá thành.
Ưu Điểm:
- P/p, hay hiệu năng trên giá thành.
- Hoạt động êm ái, mát mẻ.
Nhược Điểm
- Không có led RGB.