Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

Dịch bệnh năm 2020 tác động xấu đến hầu hết doanh nghiệp và buộc đa số mọi người vào phải làm việc từ xa. Giữa tình thế hỗn loạn đó, AMD là một trong số ít những công ty vẫn hoạt động bền bỉ và đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực linh kiện laptop và PC. Trong số đó không thể không nhắc đến những CPU và GPU mới được ra đời bởi chú ngựa ô của làng công nghệ. Chúng ta hãy cùng điểm lại những thành quả của AMD trong năm 2020 qua bài viết này nhé.
AMD quay trở lại cuộc chiến CPU với Intel, tái khẳng định hiệu năng dòng chip CPU Ryzen của đội đỏ

Trong năm nay, AMD đã cho ra nhiều sản phẩm, công nghệ và những hợp tác mới và tiến bộ, tạo dựng nên những tiêu chuẩn và gia tăng trải nghiệm vi tính thế hệ mới. Công ty đã ra mắt dòng vi xử lý dành cho desktop là AMD Ryzen 5000 Series, CPU gaming nhanh nhất trên thế giới. Kiến trúc ‘Zen 3’ trong dòng vi xử lý Ryzen 5000 Series, giúp gia tăng chỉ số IPC lên đến 19% (cao nhất kể từ khi kiến trúc Zen ra mắt vào năm 2017).

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

AMD ra mắt CPU Ryzen 5000 series. Nguồn: AMD.

Hiện tại, có thể thấy Intel đang khá chậm chạp trong việc cải tiến vi xử lý, khiến CPU của AMD vượt trội về phần hiệu năng và điều này cũng đã được chứng minh trong nhiều bài kiểm tra. Kết quả này khiến cho Intel phải đầu tư nhiều hơn vào những CPU hiệu năng cao của thế hệ 11 nếu không muốn mất đi vị thế của mình vào tay đội đỏ.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

Một trong những kết quả benchmark cho thấy CPU của AMD đang chiếm ưu thế trước CPU Intel thế hệ 10. Nguồn: PC Benchmarks.

Không chỉ có CPU, AMD trong năm 2020 cũng quay lại sàn đấu với NVIDIA khi tung ra card đồ họa giá tốt nhưng vẫn mạnh về hiệu năng

Chỉ trong vòng một tháng sau khi ra mắt Ryzen 5000 Series, công ty tiếp tục trình làng card đồ họa rời AMD Radeon RX 6000 Series, dòng card đồ họa mạnh mẽ nhất của AMD cho đến hiện tại.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

CEO Lisa Su tại buổi ra mắt card đồ họa rời Radeon RX 6000 Series. Nguồn: AMD.

Tương tự như người anh em CPU, GPU Radeon RX 6000 Series cũng được AMD ‘thay máu’, chuyển đổi sang kiến trúc RDNA 2. Không chỉ là kiến trúc để phát triển Radeon RX 6000 Series, RDNA 2 còn là nền tảng của những thiết bị chơi game đời mới nhất là PlayStation 5 và Xbox Series X.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

Kiến trúc RDNA 2 hiện diện trong cả PlayStation 5 và Xbox Series X. Nguồn: CNN.

Trên mặt trận card đồ họa rời, NVIDIA vẫn còn là một sự lựa chọn thống trị khi game thủ chưa sẵn sàng làm quen với cấu hình card đồ họa AMD. Ngoài ra, khác với phong độ trồi sụt của Intel, NVIDIA vẫn đang khẳng định đúng ngôi vương GPU của mình khi hiệu năng của RTX 3000 Series vẫn đang cạnh tranh quyết liệt với Radeon 6000 Series.

Tuy nhiên, với tình thế AMD đang chiếm lĩnh dần thị phần CPU, có khả năng cao trong tương lai, game thủ sẽ lựa chọn đồng bộ CPU – GPU của AMD để hưởng lợi từ những công nghệ độc quyền dành cho phần cứng của cùng công ty, điển hình là AMD SmartShift.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

SmartShift là một trong những công nghệ có được từ sự đồng bộ phần cứng của AMD. Nguồn: AMD.

Khả năng làm việc, học tập mọi lúc, mọi nơi là ưu tiên hàng đầu của AMD

Với việc nhiều người phải trên toàn thế giới phải học tập và làm việc từ xa, nhu cầu cho những công cụ hỗ trợ công việc đang tăng cao. Cho dù là phải kết nối với những đồng nghiệp trên toàn thế giới hay học online, AMD đều cung cấp cho người dùng những sản phẩm có hiệu năng tốt nhất và linh động nhất, cho phép làm việc mọi lúc, mọi nơi.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

Làm việc, học tập từ xa đã dần trở thành xu hướng của năm 2020. Nguồn: Sciencemag.

Những laptop doanh nghiệp mang chip AMD Ryzen của HP và Lenovo đã được tung ra thị trường vào giữa năm 2020, đem đến hiệu năng nâng cao và những tính năng bảo mật tích hợp để đáp ứng như cầu của người máy tính hiện đại. dòng CPU di động AMD Ryzen PRO 4000 Series đã định vị tiêu chuẩn mới cho trải nghiệm laptop.

Có thể thấy thay vì chỉ tập trung vào sản xuất linh kiện cho laptop gaming như trước đây, AMD đã dẫn mở rộng sang những thị trường laptop dành cho doanh nghiệp. Đặc biệt hơn nữa là với tiêu chí đem lại cho người dùng hiệu năng cao với mức giá dễ chịu hơn đối thủ Intel. Đây là một tín hiệu tốt cho những người dùng không chơi game bởi thị phần laptop văn phòng hay doanh nghiệp nay cũng bắt đầu có sự cạnh tranh và phát triển.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

HP ProBook 600 G8 và 400 G8 là những dòng laptop Ryzen tiêu biểu dành cho doanh nghiệp. Nguồn: NotebookCheck.

AMD còn ra mắt vi xử lý di động ‘Zen’ đầu tiên dành cho Chromebook, đem đến hiệu năng cần thiết để học tập và làm việc từ xa. Nhiều máy tính của các hãng như Acer, ASUS, HP và Lenovo đã được trang bị chip Ryzen hoặc chip Athlon của AMD.

Không dừng lại ở đó, vào tháng 7, AMD đã hợp tác cùng Lenovo để cho ra workstation 64 nhân đầu tiên trên thế giới, với sức mạnh của vi xử lý AMD Ryzen Threadripper PRO. CPU này đem lại hiệu năng dẫn đầu, kèm theo đó là những tính năng bảo mật và quản lý cấp doanh nghiệp.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

ThinkStation – Dòng workstation mạnh mẽ nhất từ Lenovo. Nguồn: LenovoTechToday.

Ngoài những hệ thống trang bị sản phẩm AMD, công ty còn tạo ra hệ sinh thái server AMD EPYC. EPYC cung cấp sức mạnh cho những giải pháp HCI từ Nutanix, Microsoft, VMware và những đối tác khác có hỗ trợ môi trường làm việc từ xa, nâng cao khả năng tính toán trên đám mây với Google Cloud, Oracle Cloud và IBM Cloud. EPYC đem lại cho người dùng hiệu năng, sự bảo mật và khả năng mở rộng đối với những khối lượng công việc đồ sộ nhất.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

Hệ thống server của AMD. Nguồn: AMD.

Tương lai phía trước của AMD vô cùng hứa hẹn

Với đà phát triển sản phẩm hiện tại, AMD đang được kỳ vọng sẽ đánh bật những ông lớn lâu năm tại các lĩnh vực chuyên biệt như Intel ở CPU hay NVIDIA ở card đồ họa rời. Nhất là khi trong năm nay, sự tiến bộ của AMD đã khiến Intel phải phá vỡ sự trì trệ thường thấy qua nhiều đời CPU, để tung ra một đối thủ xứng tầm là Intel Tiger Lake. Nhiều reviewer nổi tiếng cũng kỳ vọng trong năm 2021, nhiều hãng laptop sẽ sử dụng cấu hình AMD hơn bởi hiệu năng cao cùng với mức giá phải chăng hơn so với các đối thủ.

Nhìn lại AMD trong năm 2020: Một năm nỗ lực không ngừng nghỉ

AMD đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nguồn: Capital.

Đặc biệt, tại sự kiện CES 2021 sắp tới, CEO Lisa Su sẽ có mặt để công bố những kế hoạch mới của công ty. Chúng ta hãy đợi đến thời điểm đó để biết được AMD sẽ có những dự định hay ho gì trong tương lai nhé.

Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được nhiều vote!
Phản hồi theo binh luận
Xem tất cả các bình luận

Tin cùng chuyên mục

Nguyên nhân đồng hồ máy tính chạy sai giờ trên Windows 11 và cách khắc phục

Đột nhiên đồng hồ máy tính của bạn bị chạy nhanh hoặc chậm, khiến bạn khó chịu và không...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x