78 năm trước, máy tính đầu tiên thế giới ra mắt nặng 27 tấn

Ngày 14.2.1946, tức 78 năm trước, chiếc máy tính đa năng đầu tiên trên thế giới mang tên ENIAC ra đời tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên máy tính.

So với các máy tính ngày nay, ENIAC là một chiếc máy tính khổng lồ với diện tích 150 m2 và tổng trọng lượng khoảng 27 tấn, sử dụng 18.000 bóng đèn, 6.000 công tắc, 7.000 điện trở, 10.000 tụ điện… Nó tiêu thụ công suất 140 kW và có thể thực hiện 5.000 phép cộng/giây.

ENIAC ban đầu được lên kế hoạch phục vụ cho Thế chiến 2, nhưng do Thế chiến 2 kết thúc trước khi nó ra đời nên sau đó máy được thay đổi để sử dụng cho nghiên cứu bom hydro.

Khi ENIAC được công bố, nó được báo chí thời đó ca ngợi là “bộ não khổng lồ” khi tốc độ tính toán của nó cao gấp nghìn lần so với máy cơ điện – một bước nhảy vọt mà trước đây chưa có một chiếc máy nào đạt được tốc độ này.

Khả năng toán học và lập trình chung của nó khiến các nhà khoa học và nhà công nghiệp rất phấn khích vào thời điểm đó.

Điều đáng nói là hiện nay khi nhắc đến lập trình viên, chúng ta thường nghĩ đến nam giới, nhưng thời đó vị trí lập trình viên thường do phụ nữ nắm giữ. Sáu nữ điều hành đại diện của “Đội nữ ENIAC” là nhóm phụ nữ đầu tiên trên thế giới tham gia phát triển chương trình máy tính.

Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Phản hồi theo binh luận
Xem tất cả các bình luận

Tin cùng chuyên mục

TSMC có thể ra chip tiến trình 1,6 nm

TSMC công bố công nghệ sản xuất mới A16, được cho là sẽ giúp tạo chip 1,6 nm và...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x