MSI MAG B460M MORTAR là bo mạch chủ mATX giá rẻ dựa trên chipset B460 dành cho bộ vi xử lý Comet Lake, nó tập trung vào việc xây dựng một hệ thống máy tính trung bình, nó có khá nhiều thay đổi so với người tiền nhiệm B360. Trước hết là nó tương thích với chuẩn Ethernet 2.5Gb/s và Wifi 802.11 ax, tuy nhiên kết nối wifi chỉ là 1 lựa chọn, không phải yêu cầu bắt buộc phải có trên mỗi mainboard, ngoài ra số lane PCIe 3.0 đã được tăng từ 12 lên 16.
1) Tổng quan thiết kế, kỹ thuật:
MSI MAG B460M MORTAR được đặt trong 1 hộp nhỏ với thiết kế độc quyền của MSI. Không có hình ảnh render sản phẩm ở mặt trước, thay vào đó là 1 số biểu tượng Intel, logo MSI và tên sản phẩm, hình nền ở dạng kim loại kết cấu (thường thấy trên các thiết bị quân sự) và hình ảnh của 1 quả pháo được sử dụng để bắn từ súng cối – đó là Mortar.
Ở mặt sau hộp MSI MAG B460M MORTAR, nhà sản xuất thể hiện các đặc điểm kỹ thuật chính cũng như bổ sung của mainboard kèm hình ảnh render sản phẩm, các tính năng bao gồm:
– Công nghệ Core Boost.
– Bộ tản nhiệt hệ thống VRM.
– Lan 2.5Gbps.
– Tản nhiệ M.2.
– I/O Shield.
– Hệ thống âm thanh tiên tiến.
Các phụ kiện đi kèm MSI MAG B460M MORTAR bao gồm: User manual, Quick Installation Guide, MSI case badge, Driver DVD, Cable Sata x2, Ốc giữ M.2, Catalog sản phẩm MSI.
Bo mạch chủ MSI MAG B460M MORTAR có định dạng mATX, dựa trên bảng mạch 6 lớp màu đen với họa tiết hoa văn màu xám. Nhìn chung thiết kế này khá phù hợp với các bo mạch chủ ra mắt trong năm nay, bất kể AMD hay Intel.
Bốn khe cắm ram DDR4 hỗ trợ tối đa 128GB, chạy kênh đôi, công nghệ XMP, tần số xung nhịp là 2933 (Core I7/I9) và 2666 ( Core I5/Below).
Trước khi đi đến sự chi tiết của bo mạch MSI MAG B460M MORTAR, hãy xem nhà sản xuất muốn làm nổi bật những gì, tất cả sẽ hiện thị theo slide.
Sơ đồ khối lấy từ hướng dẫn sử dụng:
Mặt sau bo mạch được hạn chế các linh kiện điện tử nhằm giảm rủi ro hư hỏng khi lắp bo mạch vào thùng máy. Các chốt giữ khe PCIe được hàn thêm nhằm tăng sự chắc chắn so với các loại sử dụng chốt.
Phần I/O Shield được gắn sẵn giúp quá trình lắp đặt được dễ dàng hơn, các cổng phía kết nối bao gồm:
• 1x PS/2 Combo Port
• 1x Display Port
• 1x HDMI
• 2x USB 2.0
• 3x USB 3.2 Gen 1 5Gbps (Type-A)
• 1x USB 3.2 Gen 1 5Gbps (Type-C)
• 1x 2.5Gbps Lan Port
• HD Audio Connectors
• Optical S/PDIF out
Khe cắm mở rộng bao gồm:
• 1x PCIe 3.0 x16
• 1x PCIe 3.0 x16 (Support x4 mode)
• 1x PCIe 3.0 x1
Trong đó khe PCIe x16 được bọc thép hỗ trợ các card đồ họa nặng cũng như hạn chế nhiễu điện từ.
Hệ thống âm thanh dựa trên codec Realtek ALC1220.
Ở vị trí dưới cùng bên trái của bo mạch là các kết nối như: Audio, 2 đầu nối led RGB (RGB 12v và A-RGB 5v) và 1 đầu nối Thunderbolt 3 (JTBT1).
Bên phía còn lại là 2x USB 2.0 mở rộng, 1x USB 3.0 kèm các jack kết nối panel: Reset SW, Power SW, HDD Led, Power Led.
6 cổng sata 6Gb/s có sẵn để kết nối với các thiết bị Sata.
Bên trái đầu nối nguồn chính của bo mạch là 1 đầu kết nối USB Type-C tốc độ cao dành cho mặt trước thùng máy.
Bên phải là dãy EZ Debug Led chịu trách nhiệm cho biết trạng thái khởi tạo của CPU, Ram, VGA và thiết bị khởi động, cạnh đó là 1 cặp đầu nối quạt 4-pin.
Một đầu nối 8-pin được triển khai để cấp điện cho CPU.
Có 2 khe cắm M.2 trên bo mạch, 1 trong số đó nằm phía dưới bộ tản nhiệt.
Bộ tản nhiệt này tiếp lấy nhiệt với thiết bị M.2 qua tấm tản nhiệt ở giữa
M.2_1 hỗ trợ cài đặt ổ đĩa với kích thước 2242/2260/2280 với PCIe 3.0 x4 và M.2 Sata 6Gb/s.
M.2_2 hỗ trợ cài đặt ổ đĩa với kích thước 2242/2260/2280 và chỉ chạy chuẩn PCIe 3.0 x4.
Bộ tản nhiệt chipset khá nhỏ gọn.
Mạch VRM (Voltage Regulation Modulator – Bộ điều chỉnh điện áp) có chức năng đảm bảo cho CPU hoặc GPU có mức công suất cần thiết ở 1 điện áp phù hợp, một bo mạch có VRM chất lượng thấp có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm tắt máy khi tải nặng, khả năng ép xung kém, hoạt động nóng hơn cho CPU/GPU, giảm tuổi thọ sử dụng và thậm chí gây cháy nổ. Do đó khả năng tản nhiệt cho mạch VRM rất quan trọng, ở đây nhà sản xuất đã sử dụng 2 bộ tản nhiệt khá lớn, các miếng đệm tản nhiệt phía dưới Mos Heatsink giúp truyền nhiệt từ Mosfet và cuộn cảm (Choke hay Inductor) tốt hơn.
Hệ thống nguồn phụ được thực hiện theo sơ đồ 12+1+1 (CPU + iGPU + SA).
Mặc dù hệ thống nguồn phụ hoạt động theo sơ đồ 12+1+1, nhưng chúng ta thực sự có 6 pha gồm các thành phần nhân đôi. Bộ nhân đôi điện áp cho VRM hoạt động bằng cách phân phối sức mạnh giữa 2 lane mosfet, cuộn cảm và tụ điện. Thông thường, bộ điều khiển PWM xem mỗi 2 lane này được điều khiển bởi bộ nhân đôi là 1, điều này cho phép các bộ điều khiển PWM có hỗ trợ tối đa VRM 6 pha được sử dụng trong các thiết kế VRM 12 pha bằng cách sử dụng bộ nhân đôi này. Có 2 mosfet cho mỗi “pha” này, SM4337NSKP (phía trên) và SM4503NHKP (phía dưới), đều do Sinopower sản xuất với công suất tương ứng là 55A/80A
Tất cả những thứ này hoạt động dưới sự kiểm soát của chip điều khiển, điều chỉnh điện áp (Bộ điều khiển PWM) là Richtek RT3609BE hoạt động theo cấu hình 6+1.
2) Kết luận:
• Ưu điểm:
o Thiết kế VRM và tản nhiệt VRM khá tốt.
o Có 2 khe cắm M.2.
o Có đèn EZ Debug Led hỗ trợ chuẩn đoán khi xảy ra vấn đề khởi động máy.
o Giá rẻ.
o Cổng Lan 2.5Gbps.
• Nhược điểm:
o Không có module Wifi và Bluetooth.
o Không có khả năng ép xung CPU và RAM.
Tham khảo giá bán hiện tại của MSI MAG B460M MORTAR tại đây.