Chắc hẳn các bạn cũng đã từng thấy các dây nguồn của quạt có 3pin và 4pin, và đểu được sử dụng như nhau, bạn có từng thắc mắc tại sao chúng lại như vậy? Có điểm gì khác biệt trong cách sử dụng chúng không? Hôm nay hãy cùng Tân Doanh khám phá chúng nhé.
1. Định nghĩa:
Ta có thể gặp các loại quạt khác nhau với màu sắc khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung là trong 4 pin của dây nguồn, sẽ có 2 chân cấp nguồn, 1 chân cảm biến, và 1 chân là điều khiển
- Chân cấp nguồn: số 1 và 2, pin 1 luôn là GND, pin 2 là điện áp tối đa (phổ biến là 12V)
- Chân cảm biến: bên trong quạt có 1 cảm biến đo tốc độ quay, sẽ trả thông tin về máy tính thông qua chân số 3
- Chân điều khiển: đây là chân điều khiển tốc độ bằng PWM
Ta dễ thấy rằng chân hay bị lược bỏ đi là chân số 4 – PWM. Vậy PWM là gì và tại sao bị lược bỏ đi nhưng quạt vẫn có thể hoạt động bình thường mà vẫn có thể điều tốc theo hoạt động của máy tính?
2. Máy tính điều khiển tốc độ quạt như thế nào?
Khi máy tính hoạt động, quạt sẽ hoạt động đúng với công suất định mức của chúng. Nhưng khi máy tính trong chế độ chờ hoặc không quá nóng, chúng sẽ hoạt động dưới mức công suất định mức, điều này làm giảm tiếng ồn gây khó chịu cho người dùng.
Máy tính có 2 chế độ điều khiển là DC (Direcnt current) và PWM (Pulse Width Modulation)
- Direct current – Dòng điện trực tiếp:
Đây là chế độ điều khiển tốc độ quạt thông qua việc tăng giảm điện áp cấp nguồn. Điện áp càng cao thì tốc độ quay càng nhanh.
- Pulse Width Modulation – Điều chế độ rộng xung:
Khác với chế độ DC- dòng điện trực tiếp, chế độ PWM – điều chế độ rộng xung – không giảm điện áp cấp cho quạt, mà thực hiện việc đóng – ngắt liên tục rất nhanh điện áp cấp theo chu kỳ. Tùy vào tốc độ mong muốn mà PC sẽ đưa ra tín hiệu để tăng hoặc giảm thời gian đóng – ngắt trong mỗi chu kỳ.
3. So sánh:
Cả 2 chế độ điều có thể điều khiển tốc độ quạt theo theo nhiệt độ của PC, với 1 người dùng bình thường, khó có thể nhận ra điểm khác biệt giữa 2 chế độ này.
Điểm khác biệt chính giữa DC và PWM là khi chạy ở tốc độ thấp. Ở chế độ DC, vì điều chỉnh tốc độ bằng cách tăng giảm điện áp, nên khi điện áp xuống quá thấp khiến quạt không đủ điện để quay. Ngoài ra, ở chế độ DC có thể gây ra tiếng rè của mạch điện khi chạy dưới mức một mức điện áp.
Với PWM, vì là đóng ngắt điện áp, nên ở chế độ PWM thì quạt vẫn có thể chạy được mà không gặp trở ngại nào.
Điều gì xảy ra khi ta cắm quạt 3 pin vào chân cắm PWM? Lúc này chúng sẽ chạy ở tốc độ tối đa do không có chân PWM để điều tốc.
Vậy còn ngược lại, khi cắm quạt 4 pin vào chân cắm DC? Sẽ chẳng có gì đặc biệt xảy ra cả, vì lúc này chúng sẽ chạy theo điện áp được cấp cho nó.
4. Lời kết
Chế độ mặc định của máy tính sẽ là DC, vì ngay cả khi sử dụng quạt với 4 pin, thì quạt vẫn có thể hoạt động khá tốt trong đa số trường hợp.
Bạn nên chuyển chế độ PWM cho chân CPU fan vì hầu như các tản nhiệt CPU hiện tại đều sử dụng 4 pin, để đảm bảo quạt tản nhiệt cho CPU của bạn luôn chạy.
Qua bài viết này, Tân Doanh hi vọng có thể cung cấp một chút thông tin hữu ích đến quý khách hàng và bạn đọc