Ổ cứng SSD là gì – Các loại ổ cứng SSD hiện nay

Ổ cứng SSD sở hữu nhiều ưu điểm về tốc độ, độ bền và kích thước so với loại HDD trước đây. Và cũng chính vì cấu tạo của ổ SSD không cần dùng phiến đĩa nên nó đa dạng hơn về chủng loại, chuẩn kết nối. Hãy cùng Tân Doanh tìm hiểu các dạng SSD thông dụng hiện nay.

1. Ổ cứng SSD là gì?

SSD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Solid-State Drive”/ “Ổ cứng thể rắn” là một loại phương tiện lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash trạng thái rắn. Hai thành phần chính tạo nên một ổ cứng SSD: bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND.

blender ssd hdd

So với ổ cứng HDD truyền thống, ổ SSD được cải thiện về sức mạnh tốc độ, độ bền, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ.

2. Nguyên lý hoạt động của SSD so với HDD

Ổ cứng thể rắn (SSD) thường sử dụng bộ nhớ dựa trên flash để lưu trữ dữ liệu, do đó không có bộ phận chuyển động. Chúng có tốc độ đọc/ghi nhanh hơn HDD, thời gian truy cập thấp hơn (độ trễ ít hơn) và chi phí cho mỗi gigabyte dung lượng cao hơn.

HDD seagate

Ổ đĩa cứng (HDD) sử dụng phương tiện từ tính quay để lưu trữ dữ liệu, được truy cập bởi đầu đọc/ghi trên cánh tay thiết bị truyền động (giống như đầu máy ghi âm). Chúng có tốc độ đọc/ghi chậm hơn, thời gian truy cập cao hơn và chi phí cho mỗi gigabyte dung lượng thấp hơn so với SSD.

3. Các loại ổ cứng SSD thường gặp

  • SSD 3.5 inch SATA

Trước khi có SSD thì người ta toàn sử dụng HDD, hiện nay vẫn thế, vậy nên SSD cũng phải được làm theo hình dáng của HDD để người nào cần thay thế thì có thể dễ dàng tháo lắp, không phải đổi cả máy tính hay mainboard. Vậy nên, SSD có loại 3,5″ và 2,5″, chúng cũng xài chung giao tiếp SATA với HDD luôn.

SSD 3.5 inch SATA là sản phẩm thường được dùng cho máy tính để bàn. Tuy nhiên loại bổ cứng này ngày nay khá khó tìm và đang dần bị thay thế dần bởi ổ cứng SSD 2.5 inch.

  • SSD 2.5 inch SATA III

Ổ cứng SSD 2.5 inch trông giống ổ HDD 2.5 inch. Điều này cho phép bạn lắp những SSD này vào các hệ thống máy tính cũ từ nhiều năm trước.  Ổ thường sử dụng giao thức SATA III, yêu cầu cáp nguồn và cáp dữ liệu riêng biệt. Tốc độ tối đa trên lý thuyết của dạng ổ cứng này khoảng 550MB/s.

Ssd Samsung 870 Qvo

Hiện tại ổ cứng SSD 2.5 inch SATA có giá thành rất rẻ, là lựa chọn sáng giá để bạn “hồi sinh” các hệ thống máy tính cũ. Tuy nhiên, NVMe đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn mới cho ổ SSD tiêu dùng.

  • SSD 1.8 inch micro SATA

SSD 1.8 inch micro SATA sử dụng chuẩn giao tiếp Micro SATA với hình dáng chỉ to hơn thanh RAM đôi chút, đây là ổ cứng SSD có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với SSD 2.5 inch truyền thống, được sử dụng cho các dòng laptop mỏng nhẹ.

1.8 inch micro sata

  • SSD mSATA

SSD mSATA là chuẩn dạng thu nhỏ của SSD 2.5 inch SATA, về hình thức SSD mSATA có kích thước gần giống với Card Wifi trên laptop với kích thước phổ biến 50x30mm.

Phân Biệt Ổ Cứng SSD 2.5 inch, mSATA, 1.8 inch, M.2 SATA

Đôi khi bạn sẽ bắt gặp một số dạng mSATA half size có kích thước nhỏ hơn khoảng 25x30mm, nhưng các sản phẩm này rất hiếm và ít gặp trên thị trường. Về tốc độ thì ổ cứng SSD mSATA có tốc độ đọc ghi khoảng 550 MB/s, tương đương với chuẩn SSD 2.5 inch SATA và SSD M.2 SATA sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

  • SSD M.2 SATA III

Đây là dạng ổ cứng được nâng cấp từ ổ cứng SSD mSATA. Ổ cứng này sử dụng một chuẩn giao tiếp hoàn toàn khác biệt, ban đầu có tên viết tắt là NGFF (Next Generation Form Factor) và sau được đổi thành M2 để tương thích tốt hơn với các sản phẩm laptop ngày càng mỏng nhẹ.

Tương tự như SSD 2.5 inch SATA III, SSD M.2 SATA vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp dữ liệu SATA III nên tốc độ đọc – ghi dữ liệu ở giới hạn ở mức 6Gbps, tương đương 550MB/s.

Hình dáng các loại SSD M2 SATA hiện nay (từ trái sang phải 2242, 2260 và 2280).

Dạng ổ cứng này có chủ yếu 3 chuẩn: 2242, 2260 và 2280. Các con số trên thể hiện chiều dài và chiều rộng của ổ cứng tính theo đơn vị mm. Tiền tố 22 chính là 22mm = bề rộng, còn phần sau là chiều dài: 42mm, 60mm, 80mm. Loại ổ cứng này cũng có thể gắn trên một số dòng mainboard cho máy tính để bàn

  • SSD M.2 PCIe

Đây là dạng ổ cứng mới nhất hiện nay, ổ cứng SSD M.2 PCIe sử dụng tiêu chuẩn giao tiếp PCI Express với tốc độ đọc ghi lên đến 32 Gb/s (tương đương 4 GB/s), tức cao hơn rất nhiều lần so với SSD M2 SATA chỉ 550 MB/s.

MSI Spatium M390 250GB – NVMe PCIe Gen3 x4 SSD

Điểm giống giữa SSD M.2 PCIe và SSD M2 SATA chỉ là khe cắm M2, vì thế SSD M.2 PCIe vẫn có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

Kích thước phổ biến nhất của ổ cứng SSD M.2 PCIe là rộng 22 mm và dài 80 mm, các loại khác ít được sử dụng và sản xuất hơn.

  • SSD Add-in Card (AIC) / (SSD PCIe)

Ổ AIC được cắm vào máy tính qua khe PCI Express vốn thường được sử dụng để kết nối card đồ họa (AIC không dùng được cho laptop). Vì sử dụng giao thức PCIe với băng thông cực lớn để kết nối với máy tính, những ổ cứng SSD dạng này thường có tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh.

SSD Add-in Card (AIC)

SSD AIC kết nối với khe cắm PCIe trên bo mạch chủ để cấp nguồn và dữ liệu. Chúng sử dụng các làn PCIe để giao tiếp trực tiếp với hệ thống, giống như SSD NVMe M.2.

Nếu hệ thống của bạn thiếu hoặc không có khe cắm M.2, SSD AIC cũng có thể hoạt động như bộ điều hợp PCIe-to-M.2.

Do việc chiếm diện tích lớn, đồng thời như đã nói ở trên, các mainboard dần hỗ trợ cổng M.2 nên loại ổ cứng này không phổ biến đối với người dùng cá nhân.

  • Các dạng thức khác

Có các loại giao diện và dạng thức ổ cứng SSD khác, chẳng hạn như SSD U.2 dựa trên NVMe. Chúng thường được sử dụng trong môi trường máy chủ/chuyên nghiệp hơn là các bản dựng chơi game.

dạng ssd khac

5. Ưu – nhược điểm của ổ cứng SSD

  • Ưu điểm:
  • Tốc độ truy xuất cao: SSD có thể truy xuất dữ liệu nhanh chóng hơn nhiều so với HDD, giúp máy tính khởi động nhanh, ứng dụng mở nhanh chóng và giảm thời gian chờ đợi.
  • Tiết kiệm năng lượng: So với HDD, SSD tiêu tốn ít năng lượng hơn, giúp kéo dài thời gian sử dụng pin cho laptop và giảm chi phí điện năng.
  • Khả năng chống sốc: Không có bộ phận cơ học, ổ cứng SSD khá bền và có khả năng chống sốc tốt hơn so với HDD, giảm nguy cơ mất dữ liệu do va chạm hoặc rung động.
  • Kích thước nhỏ gọn: SSD thường nhẹ và nhỏ gọn hơn so với HDD, điều này làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các thiết bị di động như laptop và ultrabook.
  • Nhược điểm:
  • Giá cao: ổ cứng SSD vẫn có giá cao hơn so với HDD, điều này có thể là một yếu tố quan trọng khi người dùng cần lưu trữ lớn với ngân sách hạn chế.
  • Số lần ghi hạn chế: Mỗi ô nhớ trong SSD có số lần ghi hạn chế, điều này có thể là một vấn đề nếu bạn thường xuyên thực hiện các hoạt động đòi hỏi nhiều ghi dữ liệu.
Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được nhiều vote!
Phản hồi theo binh luận
Xem tất cả các bình luận

Tin cùng chuyên mục

Review lót chuột Infinity Flex 800 – Chiếc lót chuột RGB cỡ lớn tiện dụng

Với mức giá cực tốt, kích thước lớn và viền RGB nổi bật, Infinity Flex 800 là cái tên...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x