Cùng điểm lại các thế hệ CPU Intel gần đây

CPU INTEL thế hệ 11 sắp ra mắt, trong bài viết này mình sẽ điểm lại các thế hệ CPU Intel gần đây nhé Cái tên sẽ mô tả những gì? Thực tế là rất nhiều nếu nói về các bộ xử lý của Intel.

Giải mã những cái tên vi kiến trúc CPU của Intel

Intel sử dụng các tên mã nội bộ được thiết kế nhằm che đậy những gì họ đang phát triển cho đến khi sẵn sàng ra mắt công khai. Thế nên, không có gì quá lạ khi những mã này chẳng có ý nghĩa gì đối với nhiều người.

Tại sao tên mã của Intel lại quan trọng?

Những tên mã này chắc chắn được biết đến (Intel có công khai chúng), và nếu thực hiện một nghiên cứu nhỏ, bạn sẽ thấy chúng có rất nhiều ý nghĩa.

Trên thực tế, các tên mã của Intel thường có thể cung cấp sự nhận biết về những CPU tốt hơn so với tên tiếp thị chính thức mà bạn thấy trên hộp. Hãy xem những bộ xử lý Intel thế hệ 10 cho laptop. Những CPU này chứa đựng một số vi kiến trúc. Tuy nhiên, trừ khi bạn có thể tham chiếu những tên mã của chúng, các cái tên chính thức của chúng thường có đôi chút khó hiểu.

Lấy ví dụ với Core i7-1065G7 và Core i7-10510U, cả 2 đều là CPU di động cho laptop và những thiết bị khác, và cả 2 cũng đều được coi là những con chip thế hệ thứ 10 (do có số “10” đầu tiên, sau dấu gạch ngang). Tuy nhiên, G7 lại là CPU Ice Lake, trong khi cái còn lại là Comet Lake.

Hầu hết mọi người mong muốn thứ “tốt nhất” sẽ chọn 10510U bởi nó có xung nhịp cao hơn. Tuy nhiên, Intel tuyên bố, một con chip laptop Comet Lake tốt hơn cho các công việc năng suất cũng như chú trọng về đa luồng, trong khi Ice Lake lại hoạt động tốt hơn về AI và đồ họa.

Đây là lý do tại sao chúng ta cần có một sự hiểu biết cơ bản về các thế hệ chip khác nhau của Intel khi chọn mua một chiếc PC hoặc laptop mới. Biết các tên mã có thể giúp bạn hiểu các bài đánh giá trực tuyến, cũng như những tài liệu tiếp thị và bao bì trên kệ cửa hàng.

Mô hình phát triển của Intel

Giải mã những cái tên vi kiến trúc CPU của Intel

Chúng ta không thể chỉ nói về tên mã mà không đề cập đến cách Intel tạo ra những CPU. Trong khoảng 1 thập kỷ, Intel đã phát triển những bộ xử lý dựa trên mô hình tick-tock nổi tiếng. Mỗi năm, Intel sẽ giới thiệu một vi kiến trúc mới (tock), và tiếp theo, họ sẽ thu nhỏ nó xuống (tick).

Tick-tock sau đó đã bị thay thế vào khoảng năm 2016 bằng mô hình “tiến trình – kiến trúc – tối ưu hóa” (PAO). Sự thu hẹp die (die shrink) là giai đoạn đầu tiên của quá trình này, sau đó, một kiến trúc mới được giới thiệu, tương tự như mô hình tick-tock. Tuy nhiên, tiếp theo đó, có một giai đoạn tối ưu hóa, trong đó kiến trúc được cải thiện tốt hơn mà không phải là một bước nhảy vọt trong tiến trình sản xuất. PAO không nhất thiết phải là một mô hình 3 năm, và giai đoạn tối ưu hóa có thể diễn ra vô hạn, như chúng ta đã thấy trên desktop kể từ năm 2015. Mô hình PAO cũng không cần phải tuân theo quy tắc, bởi các CPU desktop sắp tới có thể sẽ có thiết kế mới (giai đoạn A), trước khi thu nhỏ die (giai đoạn P).

Vậy kiến trúc của chip và thu nhỏ die là gì? Nói một cách đơn giản nhất, vi kiến trúc chính là một thiết kế chip. Mỗi CPU mới đều một có thiết kế được tân trang lại hoàn toàn hoặc một bản cải tiến cho phiên bản hiện có. Một vi kiến trúc mới có thể mang lại nhiều khả năng mới, cũng như những cải thiện về số chỉ thị mỗi nhịp (IPC – instructions per cycle/clock), giúp tăng hiệu năng.

Ngoài ra, mọi CPU đều sử dụng một tiến trình sản xuất, chẳng hạn 14nm, 10nm hoặc 7nm (nm là viết tắt của nanomét). Mỗi tiến trình được coi như một thuật ngữ tiếp thị để biết liệu CPU mới có phải là một bước nhảy vọt trong quá trình sản xuất chip hay không, hay chỉ là một sự cải thiện cho công nghệ hiện có.

Nói chung, sự thay đổi từ một tiến trình lớn sang nhỏ hơn (hay còn được gọi là thu nhỏ die) sẽ đồng nghĩa với hiệu năng tốt hơn cũng như tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.

Từ Skylake cho đến hiện tại

Giải mã những cái tên vi kiến trúc CPU của Intel

Để thảo luận về những CPU Intel hiện đại, chúng ta phải bắt đầu với Skylake.

Những bộ xử lý Skylake được ra mắt vào năm 2015, như là một sự kế thừa cho Broadwell – thế hệ thu nhỏ die xuống 14nm (tick) từ 22nm trên Haswell (tock). Skylake là lần cuối cùng chúng ta thấy giai đoạn “tock” (một vi kiến trúc hoàn toàn mới cho những CPU desktop).

Kể từ đó, những CPU Intel cho desktop đều là phiên bản tối ưu hóa của Skylake hoặc một trong những hậu duệ của Skylake. Điều này đã giúp các bộ xử lý trở nên tốt hơn, bởi những thế hệ gần đây đã sở hữu nhiều nhân hơn và xung nhịp cao hơn. Chúng đã cung cấp hiệu năng tốt hơn, nhưng các cải tiến nền cũng như những tính năng mới lại hiếm xuất hiện hơn.

Sau Skylake là Kaby Lake, được thiết kế để lấp đầy khoảng trống khi Intel không thể đưa ra giai đoạn “tick” tiếp theo, thu nhỏ tiến trình từ 14nm xuống 10nm. Thay vào đó, Kaby Lake lại là một bản cải tiến 14nm+ cho Skylake.

Thế hệ Coffee Lake cho desktop bắt đầu được tung ra vào năm 2017, sử dụng tiến trình 14nm++ của Intel. Sau đó, các CPU Cascade Lake lại cập bến những desktop cao cấp và máy chủ. Cuối cùng, vào năm 20220, chúng ta có Comet Lake và vẫn được xây dựng dựa trên quy trình 14nm++. Đây là những bộ xử lý desktop mới nhất và mang đến một số cải thiện hiệu năng so với những người đàn anh. Các CPU hàng đầu trong thế hệ này đã có nhiều nhân hơn và có thể vượt quá ngưỡng xung nhịp 5GHz.

Tuy nhiên, tất cả những cải tiến cho desktop lẫn laptop này đều có nguồn gốc trực tiếp từ Skylake, và điều đó không hẳn là một điều xấu. Một con chip Comet Lake-S mới cho desktop chắc chắn là một sự lựa chọn tốt hơn so với CPU Skylake gốc.

Giải mã những cái tên vi kiến trúc CPU của Intel

Dẫu vậy, các fan Intel và những người build PC desktop vẫn đang rất háo hức chờ đợi bước nhảy vọt tiếp theo cho thiết kế CPU desktop từ công ty. Điều này có thể xuất hiện vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021 với những bộ xử lý Rocket Lake mới.

Nếu các thông tin rò rỉ gần đây là chính xác, Rocket Lake sẽ là sự thay đổi lớn nhất đối với những CPU desktop của Intel trong 5 năm qua. Theo tuyên bố, nó sử dụng một vi kiến trúc mới khác với Skylake, nhưng vẫn dựa vào tiến trình 14nm++ như những người đàn anh trước đó.

Tên mã kép

Giống như các CPU desktop của Intel được đại tu, những sơ đồ đặt tên cho chúng cũng vậy. Chẳng hạn, nếu xem trên trang Ark của Intel, bạn sẽ không thấy tìm thấy bất kỳ sản phẩm nào được gọi là “Palm Cove”. Điều đó là bởi cái tên này đề cập đến thiết kế nhân CPU, và một số CPU di động sử dụng nhân Palm Cove lại được gọi là Cannon Lake.

Intel cũng làm điều này hồi năm 2019 với các nhân Sunny Cove có trong những CPU Ice Lake cho laptop. Với Rocket Lake, những CPU desktop mới này dự kiến sẽ cập bến vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021 và sử dụng các nhân Willow Cove. Willow Cove cũng là nền tảng cho những CPU laptop Tiger Lake 10nm++, dự kiến tung ra vào giữa năm 2020.

Vì vậy, chúng ta có 2 tên mã cho các bộ xử lý Intel: 1 cho thiết kế nhân và 1 cho thế hệ CPU mới. Các sơ đồ đặt tên này hiện đang tuân theo mô hình: thiết kế nhân sẽ là họ “Cove”, trong khi đối với CPU lại là “Lake”. Sơ đồ đặt tên Cove – Lake này sẽ không tồn tại mãi mai, nhưng nó lại là một hướng dẫn hữu ích ở hiện tại.

Dĩ nhiên, tên mã không mô tả chính xác bên trong chúng. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu những gì nằm đằng sau cái tên, chúng sẽ giúp bạn hiểu loại CPU nào của Intel hiện đang có sẵn.

Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được nhiều vote!
Phản hồi theo binh luận
Xem tất cả các bình luận

Tin cùng chuyên mục

NVIDIA ngừng sản xuất hàng loạt card đồ họa để chuẩn bị cho RTX 5070

NVIDIA khai tử hàng loạt sản phẩm thuộc dòng RTX 4070, dọn đường cho RTX 5070 ra mắt. Để chuẩn...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x