Bộ Lưu Điện UPS Là Gì? Cách Lựa Chọn UPS Phù Hợp Cho Bộ Máy Tính.

Bộ lưu điện UPS (Uninterruptible Power Supply) dùng cho máy tính ngày càng trở nên cần thiết đối với cá nhân cũng như các công ty, doanh nghiệp có hệ thống máy tính. Vậy bộ lưu điện máy tính là gì? Làm sao để chọn được bộ lưu điện phù hợp dành cho máy tính? Hãy cùng Tân Doanh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

  1. Bộ lưu điện UPS (Uninterruptible Power Supply) là gì?

Bộ lưu điện UPS (Uninterruptible Power Supply) là thiết bị được thiết kế để cung cấp nguồn điện không bị gián đoạn cho các thiết bị điện tử như máy tính, server hoặc các thiết bị đòi hỏi nguồn điện liên tục khác. Bộ lưu điện này có công dụng khắc phục những sự cố về điện như cúp điện đột ngột hoặc giảm áp, hỗ trợ giảm thiểu các rủi ro liên quan đến mất điện.

Bộ lưu điện UPS (Uninterruptible Power Supply)

Về cơ bản, bộ lưu điện UPS sẽ sử dụng ắc quy đặc biệt để lưu trữ nguồn điện và tự động chuyển đổi sang nguồn điện này khi có sự cố về nguồn điện đang sử dụng. Điều này đảm bảo rằng các thiết bị có thể tiếp tục hoạt động bình thường trong khoảng thời gian bị gián đoạn mà không bị mất dữ liệu hoặc hỏng hóc. Bởi một khi gặp trục trặc về nguồn điện, máy tính để bàn sẽ ngắt ngay lập tức.

Nếu không có chế độ sao lưu dữ liệu trước khi ngắt máy đột ngột thì mọi công việc, tài liệu, dữ liệu chưa kịp sao lưu sẽ mất hết. Bên cạnh đó, bộ lưu điện UPS cao cấp còn được trang bị những tính năng bảo vệ kỹ thuật số, chống sét, quản lý dữ liệu và báo động, tăng cường sự ổn định và độ tin cậy của hệ thống nguồn điện trong quá trình sử dụng.

  1. Các loại bộ lưu điện UPS

  • Bộ lưu điện UPS Online:

Các sản phẩm thuộc loại này chỉ dùng nguồn điện nhà cho việc sạc bình ắc-quy của nó mà thôi. Nguồn điện cấp ra cho thiết bị được chuyển từ nguồn điện một chiều của bình ắc-quy thành nguồn điện xoay chiều thông qua một mạch chuyển. Loại UPS này có độ ổn định cao nhất, nhưng giá thành lại cao hơn các dòng khác nhiều lần.

UPS Online từ 6kVA trở lên sẽ có thêm Switch maintenance bypass, thiết bị có thể sử dụng điện lưới trực tiếp khi nhân viên kỹ thuật bảo trì, kiểm tra bộ lưu điện UPS, hoặc thay thế ắc quy.

  • Bộ lưu điện UPS Offline:

Đây là dòng sản phẩm UPS kinh tế nhất, vì nó chỉ hoạt động theo nguyên tắc cơ bản nhất của bộ lưu điện dự phòng (Standby Power System – SPS). Khi nguồn điện nhà đang hoạt động, nó sẽ được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng. Khi nguồn cấp điện bị mất, một mạch chuyển tức thời sẽ chuyển sang chế độ dùng bình ắc quy cấp cho khối Inverter, biến điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều có đầu ra phù hợp với thiết bị để duy trì hoạt động.

Điểm yếu của cách hoạt động này, là có một độ trễ trong thao tác chuyển từ nguồn điện nhà sang bình ắc-quy và gây sụt áp trong một vài miligiây. Nên những thiết bị hay máy tính quá nhạy cảm với sự thay đổi điện áp sẽ không phù hợp với bộ lưu điện UPS này.

  • Bộ lưu điện Offline Line Interactive:

Nguyên tắc hoạt động của bộ lưu điện UPS Line-interactive cũng tương tự dòng UPS Offline nhưng ưu điểm hơn vì có thêm mạch ổn áp AVR nhằm điều chỉnh điện áp đầu ra cấp cho tải sử dụng luôn ổn định. Trường hợp điện áp của điện lưới quá cao hoặc quá thấp, mạch ổn áp tự động hoạt động sao cho điện áp đầu ra đảm bảo đúng tải theo yêu cầu.

Trường hợp mất điện thì bộ lưu điện UPS Line Interractive sẽ tự động chuyển mạch, dùng nguồn dự phòng từ ắc quy cấp cho khối Inverter biến điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều có đầu ra phù hợp với thiết bị để duy trì hoạt động.

  1. Hướng dẫn cách chọn bộ lưu điện UPS dùng cho máy tính tốt nhất
  • Xác định công suất tiêu thụ thực tế của máy tính.

Là công suất khi thiết bị hoạt động ở chế độ bình thường. Chúng ta cần lưu ý khi sử dụng bộ lưu điện UPS cho PC và Laptop. Bởi 2 thiết bị này có mức công suất sử dụng điện khác nhau, do đó quý khách hàng cần tính toán mức công suất và thời gian sử dụng điện từ UPS khi điện lưới mất đột ngột sao cho phù hợp với máy tính và nhu cầu sử dụng của bạn.

  • Xác định loại nguồn điện vào và ra của bộ lưu điện máy tính

Có 2 dòng điện được sử dụng phổ biến hiện nay là 1 pha và 3 pha, bạn cần xác định rõ nguồn điện vào – ra của hệ thống lưới điện thuộc dòng nào để lựa chọn bộ lưu điện UPS phù hợp. Thường, dòng điện dân dụng là dòng 1 pha còn dòng điện sử dụng ở các khu công nghiệp, nhà máy… thì là dòng 3 pha.

  • Xác định công suất và thời gian lưu điện mong muốn.

Cần xác định thời gian lưu điện mong muốn. Bộ lưu điện là một thiết bị điện có thể cung cấp nguồn điện dự phòng trong thời gian nhất định, đủ để máy tính không bị ngắt đột ngột, có thời gian sao lưu dữ liệu, hoàn tất tác vụ và tắt máy. Vì thế, bạn không thể đòi hỏi thời gian lưu điện của bộ lưu điện UPS  sẽ dài như máy phát điện được.

Thông thường máy tính có công suất được tính theo dòng điện một chiều, đơn vị đo được ký hiệu là W. Còn bộ lưu điện UPS lại có công suất tính theo dòng điện xoay chiều, đơn vị đo được ký hiệu là VA.

Do đó bạn cần chuyển sang đơn vị đo W để tính chính xác công suất UPS cần dùng: W = VA * PF trong đó PF là hệ số công suất (Power Factor) của UPS, PF của từng loại, hiệu UPS, Inverter khác nhau có thể sẽ khác nhau, dao động từ 0.6 đến 1 (PF càng gần với 1 càng tốt).

Ví dụ, nguồn máy tính ghi là 550W, đây là công suất tối đa của nguồn có thể đáp ứng. Tuy nhiên, với một chiếc máy tính thông thường đủ các bộ phận chuẩn dùng màn hình LCD 24″ thì công suất tiêu thụ thực tế của máy tính này khoảng 150w-250w. Do đó bạn cần mua bộ lưu điện có mức công suất lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng tổng công suất tiêu thụ của thiết bị sử dụng.

Tốt nhất nên chọn bộ lưu điện UPS  có công suất gấp từ 1,5 – 2 lần so với công suất máy. Nhớ là công suất (W) chứ không phải VA. Nếu bộ máy chạy thực tế khoảng 200W thì ta nên tìm UPS có công suất = 200 * 1.5 = 300W. Theo công thức W = VA * PF thì (500VA * 0.6 = 300W), vậy UPS 500VA với PF = 0.6 sẽ đáp ứng yêu cầu tối thiểu.

Sau khi đã xác định được công suất tiêu thụ cần thiết để chọn bộ lưu điện UPS, chúng ta phải tính đến thời gian lưu điện mà ups cần phải đáp ứng bằng việc chọn dung lượng acquy (Ah). Acquy dân dụng thường có điện áp là 12V, công suất cao nhất của dòng acquy 12V này thường chỉ dừng lại ở con số 200Ah.

Có tính thời gian tải của bộ lưu điện UPS cần theo công thức: T = (Ah * V * PF) / W

Hoặc tìm dung lượng acquy của UPS cần theo công thức: Ah = (T*W) / (V*PF)

Trong đó:

  • T là thời gian (giờ) cần dùng khi mất điện
  • Ah là dung lượng của acquy trong UPS.
  • V là điện áp charge của UPS.
  • PF là hệ số công suất của UPS.
  • W là tổng công suất các thiết bị gắn vào UPS.

Ví dụ 1: Tính thời gian lưu điện của UPS: Một bộ lưu điện UPS có hệ số công suất 0.6 PF, Pin : 12V-7AH*1. Bộ máy tính (1 CPU + LCD 24′) khoảng 200W.

* Công suất UPS: W = VA * PF = 650 * 0.6 = 390W.
* Thời gian lưu điện: T = (Ah * V * PF) / W = (7 * 12 * 0.6) / (200) = 0.25 giờ ~ 15 phút.

Ví dụ 2: Tìm UPS phù hợp thời gian sử dụng: Một bộ máy tính khoảng 200W cần lưu điện khoảng 30 phút

* W = 200 * 1.5 = 300W, nên chọn bộ lưu điện có công suất 300W trở lên.

* Ah = (T*W) / (V*PF) = (0.5*200) / (12*0.6) = 13.89 Ah

Như vậy, cần phải dùng 2 cái acquy 12V-7Ah đế đáp ứng cho tải 200W trong thời gian 30 phút.

Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được nhiều vote!
Phản hồi theo binh luận
Xem tất cả các bình luận

Tin cùng chuyên mục

Nguyên nhân đồng hồ máy tính chạy sai giờ trên Windows 11 và cách khắc phục

Đột nhiên đồng hồ máy tính của bạn bị chạy nhanh hoặc chậm, khiến bạn khó chịu và không...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x